Cùng “giải mã” sự tăng trưởng thần tốc của mã QR trong bối cảnh đại dịch và tìm hiểu ứng dụng của công nghệ này trong tiếp thị di động!
Mã QR (Quick Response) là loại mã vạch 2D bao gồm các điểm đen trên nền trắng. Mã có thể đọc bằng điện thoại với sự hỗ trợ của camera hay máy đọc mã vạch. Sau khi quét, mã QR điều hướng người dùng đến trang web đích hoặc yêu cầu thực hiện một hành động cụ thể.
Loại mã này được phát triển lần đầu vào năm 1992 khi Masahiro Hara - nhà phát triển máy quét mã vạch được khách hàng yêu cầu thiết kế một máy quét mã nhanh hơn. Trong quá trình nghiên cứu, Masahiro Hara đã nhận thấy những bất cập của mã vạch truyền thống như chỉ chứa được tối đa 20 ký tự, lưu trữ thông tin hạn chế và chỉ được quét theo một chiều cố định.
Vì vậy, Masahiro Hara đã phát triển hệ thống mã vạch mới với mục đích lưu trữ nhiều dữ liệu hơn và cho phép quét mã theo nhiều hướng. Mã QR được ứng dụng lần đầu vào năm 1994 bởi công ty Denso Wave (công ty con của Toyota hoạt động trong lĩnh vực công nghệ có trụ sở tại Nhật Bản) để theo dõi quá trình sản xuất xe.
Theo Tạp chí Forbes, năm 2012, “mã QR là một công nghệ đang bước vào thời kỳ suy tàn” vì cả doanh nghiệp và người dùng đều đang sử dụng sai cách. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của mã QR kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đã chứng minh điều ngược lại. Bằng chứng là loại mã vạch 2D này đã được quét trên 14 triệu điện thoại di động ở Mỹ. Theo một nghiên cứu của Statista thực hiện tại Mỹ và Anh, 85% người được khảo sát đã từng sử dụng mã QR và 30% đã quét mã trong vòng một tuần trước. Đúng như tạp chí WIRED (Mỹ) đã nhận định: “Mã QR đã đi trước thời đại”.
Những cải tiến về công nghệ thông tin và mạng di động đã góp phần thay đổi vai trò của mã QR. Tổng lượng “dân số” trên Internet đạt hơn 5,2 tỷ người. Tốc độ tải xuống trung bình trên thiết bị di động vào tháng 7/2021 đạt 55,07 Mbps (nhanh hơn 98,9% so với cùng kỳ năm trước). Cùng với thực tế là hai ông lớn Apple (bản cập nhật iOS 11) và Android đều cho phép quét mã từ ứng dụng máy ảnh. Những yếu tố này đã góp phần giúp mã QR “phản hồi nhanh” đúng với tính chất và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Tiếp thị di động (mobile marketing) là hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông qua các thiết bị di động. Tương tự như tiếp thị truyền thống, các mục tiêu chính của tiếp thị di động bao gồm tăng khả năng ghi nhớ, duy trì sự hài lòng của khách hàng, thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu và nghiên cứu thị trường.
Tuỳ thuộc vào người bắt đầu hoạt động tiếp thị (nhà tiếp thị hoặc khách hàng), loại hình này được chia thành hai chiến lược cơ bản: đẩy và kéo. Trong đó, chiến lược đẩy bao gồm những hoạt động để đẩy nội dung đến khách hàng như gửi tin nhắn SMS hay email. Ngược lại với chiến lược kéo, người dùng chủ động bắt đầu quá trình tìm kiếm thông tin sản phẩm sau đó giao tiếp với các nhà tiếp thị thông qua thiết bị di động.
Trên cơ sở đó, mã QR là một công nghệ được ứng dụng trong chiến lược kéo. Bằng việc chủ động quét mã, người dùng có thể truy cập những thông tin tiếp thị từ thương hiệu. Mã QR trong tiếp thị di động được hệ thống thành 2 loại dựa vào vị trí mã và thông tin của mã
Bằng cách quét mã, khách hàng nhận được nội dung khuyến mãi và các thông tin về sản phẩm. Giao tiếp giữa nhà tiếp thị và người tiêu dùng có tính trực tuyến và tương tác cao, khách hàng tự do bắt đầu hoặc kết thúc tương tác bất kỳ lúc nào.
Vì công nghệ mã QR cho phép điều hướng đến nhiều dạng thông tin khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh hoặc thông tin kết hợp, những nội dung này có thể thu hút người tiêu dùng không có ý định mua trở thành khách hàng của thương hiệu. Mặt khác, hoạt động tiếp thị được khởi xướng bởi người tiêu dùng giúp tăng cơ hội tương tác với những nội dung thương hiệu.
Mã QR là một thành tựu công nghệ đột phá quan trọng trên thế giới. Theo dự đoán của các chuyên gia, mã QR có thể giúp các doanh nghiệp phát triển vượt bậc sau đại dịch. Cùng với những tác động của mã QR lên Marketing Mix, doanh nghiệp có thể linh hoạt ứng dụng công nghệ này để tiết kiệm chi phí và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
TRẢI NGHIỆM GIẢI PHÁP QR Code Marketing cùng GOLDEN LOTUS ngay nào!
Nguồn:
• Contribution of QR-Codes to the Marketing Mix − A Case Study
• QR Code Marketing: QR Code Use Cases for Proximity Marketing in 2021